Nền kinh tế thế giới đã suy sụp như thế nào sau khi Covid-19 xuất hiện

Đứng trước sự hoành hành của Covid-19, nên kinh tế thế giới đang có dấu hiệu khủng hoảng nghiêm trọng. Ngay cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh cũng khá lao đao khi mà dịch bệnh kéo dài. Cụ thể, nền kinh tế thế giới đã suy sụp như thế nào khi Covid-19 xuất hiện? Liệu rằng các quốc gia trên thế giới có thể phục hồi nên kinh tế hay không?

Thực trạng kinh tế toàn cầu trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19

Khi dịch bệnh Covid-19 mới bùng phát, nhiều người cho rằng nó sẽ được giải quyết sớm và nền kinh tế sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy kinh tế ngày càng đi xuống, các làn sóng lây nhiễm gia tăng ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy mà nhiều nhà kinh tế cho rằng tình hình sẽ ngày càng tồi tệ hơn.

Theo Ngân hàng đầu tư Mỹ JPMorgan Chase, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu đã giảm 15,6% trong 6 tháng đầu năm 2020, lớn gấp 4 lần so với năm 2008. Ở khu vực đồng tiền chung châu Âu và Anh, GPD giảm khoảng 10,2% trong năm 2020. Riêng nền kinh tế Mỹ giảm 8%. 

Covid-19 đã khiến các ngành công nghiệp như vận tải, du lịch, giải trí, bán lẻ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Cho tới cuối năm 2021, sản lượng toàn cầu vẫn không thể hồi phục như giai đoạn trước khủng hoảng. 

Ở Việt Nam, một số ngành dịch vụ buộc phải tạm dừng hoạt động trong một thời gian dài. Có những thời điểm, chúng ta phải dừng các chuyến bay thương mại đi và đến các quốc gia trên thế giới. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch. Chưa hết, các hàng quán, cửa hiệu cũng buộc phải tạm dừng hoạt động. Người dân sống trong cảnh thấp thỏm, lo sợ: “Nếu không chết vì dịch bệnh thì có thể chết vì đói”.

Kinh tế thế giới sẽ như thế nào sau dịch bệnh Covid-19?

Biểu hiện rõ nét nhất của sự sụp đổ nền kinh tế đó là ngành công nghiệp du lịch bị suy thoái, các hội chợ thương mại quốc tế bị hủy bỏ, các mối ràng buộc kinh tế quốc tế đang bị phá vỡ, giá vàng tăng cao, giá cổ phiếu đang trồi sụt trên thị trường chứng khoán thế giới,…

Một báo cáo cho biết nền kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể mất 211 tỷ USD. Thậm chí nền kinh tế có thể rơi vào cuộc đại khủng hoảng. 

Vào năm 2020, tình hình kinh tế thế giới còn tồi tệ hơn giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Lý do là bởi số nợ của các nước G20 cao hơn, sự tự do vận động của các ngân hàng trung ương và các bộ tài chính đã trở nên thấp hơn, sự hợp tác quốc tế bị hạn chế do chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng. 

Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều loại vacxin phòng Covid-19 ra đời. Nhiều nước trên thế giới đã tiêm và đạt tỉ lệ miễn dịch cộng đồng tương đối cao. Ngành du lịch đang có những dấu hiệu khởi sắc trở lại. Nền kinh tế cũng có dấu hiệu đi lên.

Ở Việt Nam, hiện nay mỗi ngày vẫn có hàng trăm ca nhiễm, thậm chí có ngày số ca lây nhiễm lên trên 1000. Tuy nhiên, người dân đang được tiêm vacxin và dịch bệnh đang dần được kiểm soát.

Nền kinh tế thế giới đã suy sụp như thế nào sau khi Covid-19 xuất hiện? Câu trả lời đã rõ. Giờ là lúc chúng ta cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Chỉ khi dịch bệnh được đẩy lùi hoàn toàn thì nền kinh tế thế giới mới có cơ hội phục hồi và sau đó phát triển hơn.